Bình từ từ đi tới bên giáo sư Trọng và Yến đang ngồi ăn sáng trên một chiếc bàn gỗ gần mấy căn lều của họ. Cạnh đấy, mấy người công nhân cũng đang uống cà phê và chuyện trò. Hôm nay, Yến mặc chiếc quần cụt để lộ cặp đùi thon dài trông thật mát mắt. Chiếc áo thung bó sát của nàng làm bộ ngực con gái căng tròn mơn mởn. Tóc Yến cột ra sau kiểu đuôi ngựa thật nhí nhảnh.
Giáo sư Trọng thấy Bình tới, ngước mặt lên nhìn chàng.
– Cháu dậy rồi à. Qua đây ăn sáng đi.
Bình cúi đầu nói:
– Dạ, thưa bác.
Chàng ngồi xuống bên cạnh Yến. Nàng mỉm cười đứng dậy, lấy ổ bánh mì bỏ vào cái đĩa nhỏ bên cạch chiếc phin pha cà phê và ly sữa. Đặt trước mặt Bình, rồi đổ nước nóng từ một chiếc bình thủy vô phin pha cà phê cho chàng.
Giáo sư Trọng hỏi Bình:
– Tối qua cháu ngủ được không?
– Dạ, thưa bác được ạ.
Giáo sư Trọng nhìn về phía tháp Chàm, nói:
– Tối qua bác chỉ chợp mắt được một chút. Chỉ mong tới sáng. Vì hôm nay chúng ta có thể mở cửa đi vào ngôi mộ được rồi.
Bình mừng rỡ.
– Vậy hở bác.
Giáo sư Trọng gật gù.
– Cháu tới đúng lúc lắm. Làm việc cả năm rồi. Sáng nay mới tìm ra lối vào cửa mộ.
Bình nói:
– Nghe bác tới đây làm việc. Cháu cũng nóng ruột muốn bay tới đây từ lâu. Nhưng phải đợi tới ngày ra trường mới đi được.
Giáo sư Trọng có vẻ cao hứng lắm, ông nói:
– Như vậy mới phải. Học hành dở dang thì đâu có làm ăn gì được.
– Dạ, thưa bác. Hơn nữa, mình có học xong thì mấy tổ chức khảo cổ mới tài trợ cho mình tới đây làm việc được.
– Đó là điều bác mong muốn từ lâu. Có cháu, bác mừng lắm. Dù sao, người nhà cũng dễ làm việc hơn.
Nói xong, ông nhìn Yến tủm tỉm cười. Yến hơi luống cuống, liếc Bình thực nhanh, nàng nói lảng đi:
– Bao giờ ba tính mở cửa vô cổ mộ hở ba?
Giáo sư Trọng phấn khởi nói:
– Ăn uống xong, chúng mình đi liền.
Bình hỏi:
– Thưa bác, ngôi cổ mộ này bác có đoán là của vị nào không ạ?
Giáo sư Trọng nói:
– Theo như những cổ vật lượm lặt được ở chung quanh đây, thì có lẽ là mộ của một vị công chúa nào thôi. Tuy nhiên, ngôi mộ này có thể là còn lâu đời hơn những ngôi mộ của các vì vua Chàm người ta đã tìm thấy từ trước.
Yến nói xen vào:
– Nếu vậy con nghĩ trong cổ mộ phải có rất nhiều đồ trang sức đắt tiền.
Giáo sư Trọng nói:
– Nếu nói đó là những trang sức ngọc ngà châu báu đắt tiền thì cũng chưa chắc. Nhưng nói về giá trị khảo cổ thì giá trị của nó còn cao hơn nhiều. Vì đây có thể là triều đại lập quốc của người Chàm.
Bình nói:
– Dạ, thưa bác. Nếu đúng như vậy. Chúng ta có thể hiểu nhiều hơn về nguồn gốc của người Chàm phải không ạ?
Giáo sư Trọng gật đầu.
– Đó là điều mong ước của bác từ lâu. Nhưng phải chờ cho tới khi chúng ta vô được bên trong cổ mộ mới biết chắc được thực sự chúng ta tìm kiếm được điều gì.
Bình nói:
– Thưa bác, cho tới nay. Những tài liệu về dân tộc Chàm hết sức là mơ hồ. Cháu không hiểu tại sao người ta đã khai quật rất nhiều cổ mộ Chàm, mà lịch sử của dân tộc này vẫn còn ít ỏi như vậy?
– Đó thuộc về chính trị của tổ tiên mình. Khi chiếm đất và tiêu giệt dân tộc này. Những người thời đó đã cố tình xóa bỏ tất cả những tàng tích còn lại. Và đồng hóa họ vào một giòng lịch sử của dân tộc mình.
Bình mỉm cười.
– Như vậy, ngày hôm nay, chúng mình đang khai quật lên một sự thực tổ tiên ta hằng chối bỏ.
Giáo sư Trọng gật đầu.
– Đó là tâm nguyện của những người khảo cổ như chúng ta. Dù không chủ tương làm chính trị. Nhưng ngành khảo cổ này chủ tâm tìm hiểu những sự thực, hằng bị chôn vùi trong dĩ vãng. Để trả lại sự thực cho lịch sử.
Giáo sư Trọng đứng dậy. Xoa hai tay vào nhau mỉm cười nói:
– Nói nhiều quá mất rồi. Bây giờ chúng ta phải bắt tay vào việc mới được.
Đoàn người đi lên lưng đồi. Tiến về một chiếc hang đã đào sâu vô trong. Những cây cọc cắm làm dấu từ dưới lên trên thật ngay ngắn. Lởm chởm đó đây, những vùng đào bới dở dang cũng được đánh dấu khá cẩn thận. Bình để ý thấy một cây trụ đáù vuông vắn bên lối đi với những hàng chữ lạ. Bên trên, một con bò cạp đen tuyền, cong đuôi đứng nhìn đoàn người như giận dữ.
Giáo sư Trọng hăm hở đi trước, Đoàn người mang dụng cụ đào bới theo sau. Bình và Yến đi lui ra phía sau. Yến nói nho nhỏ:
– Em lo ba sẽ rất đau lòng.
Bình ngạc nhiên hỏi:
– Tại sao em lại nghĩ vậy. Anh thấy ba em vui vẻ lắm mà.
Yến nói:
– Anh nói đúng, ông cụ đang rất phấn khởi và sung sướng.
– Như vậy tại sao em lại lo ba em đau lòng?
Yến có vẻ đăm chiêu.
– Trong trường hợp ba em nuôi nhiều hy vọng như vậy. Nhưng khi vô được bên trong ngôi mộ rồi. Chẳng có gì cả. Lúc đó sẽ làm ông thất vọng não nề.
– Làm gì có chuyện đó.
– Anh có nghĩ tới đã có người vô đây trước rồi hay không?
– Những vết tích ở đây cho thấy chưa có ai khám phá ra cổ mộ này cả.
– Sự đột nhập của mấy trăm năm trước có thể đã bị xóa nhòa thì sao?
– Anh không tin những người xưa kia, dám xâm nhập những lăng tẩm vua chúa của họ.
– Đã có biết bao nhiêu vụ trộm cắp khai quật cổ mộ từ xưa tới nay rồi. Em không tin là anh không biết.
Bình mỉm cười, đi sát vào người yêu hơn nữa. Chàng biết mẹ nàng qua đời từ hồi Yến còn nhỏ, và bố nàng làm thân gà trống nuôi con cho tới bây giờ. Hai cha con hủ hỷ sống bên nhau, nên tình yêu của nàng dành cho bố luôn luôn đầy ắp. Có lẽ đó cũng là nguồn an ủi tốt lành nhất của giáo sư Trọng, để ông vui sống trong những ngày sau cùng của cuộc đời này.
Đoàn người đi vô trong hang. Ánh đèn pin trên nón nhựa soi loáng thoáng lối đi. Bình nắm tay Yến tiến lên phía trước, đi cạnh giáo sư Trọng. Những cây đuốc cháy bập bùng trong tay mấy người phu đào mộ theo sau, không đủ soi sáng khắp lối đi, nên không khí tại đây có vẻ rờn rợn.
Càng vô trong, con đường hầm càng nhỏ lại, chỉ vừa một người đi. Hai bên vách hang, có nhiều hàng chữ ngoằn ngoèo ẩn hiện.
Yến bóp tay Bình nhè nhẹ nói:
– Tới rồi đó anh.
Bình hồi hộp theo sau giáo sự Trọng đi vào một căn phòng vuông vức. Nhiều hàng chữ trên vách phòng. Nhiều hình tượng rải rác trong phòng. Giáo sư Trọng dừng lại trước một cánh cửa lớn. Bình nhìn thấy hình một con bò cạp khắc nổi trên cánh cửa y như con bò cạp khắc ở trên chiếc mề đay mẹ chàng đeo vô cổ Bình tại phi trường. Bất giác chàng rùng mình.
Giáo sư Trọng nói:
– Bây giờ là lúc chúng ta phải đẩy cửa vô bên trong rồi. Làm việc hơn một năm mới tiến được tới đây.
Bỗng có tiếng la lớn:
– Khoan đã. Hãy dừng lại.
Bình ngạc nhiên nhìn lại phía sau. Chàng thấy một người đàn bà khoảng hơn 30. Tóc dài xõa xuống hai bên ngực thực nở nang. Nàng mặc quần áo thật sặc sỡ của dân Chàm. Hớt hải chạy vô. Trên vai còn đeo thêm một túi vải may bằng vải thô của người Chàm. Tay bà ta cầm máy chụp hình. Khuôn mặt nàng rất đẹp. Cổ, tai và hai tay đeo đầy đồ trang sức óng ánh. Trông có vẻ cao sang hơn hẳn những người Chàm sống rải rác ở địa phương này.
Bà ta thở hổn hển nói:
– Giáo sư Trọng. Ông hãy chờ tôi một chút đã.
Giáo sư Trọng đứng nhìn người đàn bà lạ nói:
– Vâng.
Một tay bà ta đưa lên ngực như để giữ lại hơi thở hổn hển vì vừa phải chạy vội vã một quãng đường xa. Ánh mắt bà ta đỏ rực, phản chiếu ánh sáng bập bùng của những ngọn đuốc đang cháy hừng hực trong hang. Bà ta từ từ ngồi xuống, để túi xách bên cạnh. Mở ra, lấy đèn chụp hình ráp vô máy và ngước mặt lên nói:
– Tôi xin lỗi đã la lớn như vừa rồi. Nhưng xin giáo sư thông cảm cho, vì không muốn mất đi giây phút quan trọng khi mọi người đẩy cửa tiến vô bên trong cổ mộ.
Giáo sư Trọng hơi nheo mắt hỏi:
– Cô là ai. Tại sao những người gác ở ngoài lại cho cô vô đây?
Người đàn bà lạ nói:
– Tôi tên Chế Liễu. Tôi đã trình thẻ báo chí và xin phép họ để tôi vô đây.
Giáo sư Trọng cười xã giao, nói:
– Tên cô đẹp lắm. Nhưng tôi không muốn bất cứ một phóng viên nào viết điều gì về sự khám phá của tôi khi chưa có kết quả tốt đẹp.
Chế Liễu đứng dậy. Mỉm cười thực tươi.
– Tôi sẽ không viết một chữ nào cho tới khi được phép của giáo sư.
– Tại sao cô biết hôm nay chúng tôi vô được cổ mộ.
– Thưa giáo sư. Giáo sư Phan cho tôi biết điều này. Ông ta nói; ngày hôm nay khám phá của giáo sư sẽ mở ra một trang sử oai hùng của dân tộc Chàm, có thể làm chấn động giới khảo cổ toàn cầu.
Giáo sư Trọng cười ha hả.
– Cô đừng tin ông đồng nghiệp của tôi. Ông ta đã quá lời rồi. Chúng tôi chưa tìm thấy điều gì mới lạ cả.
– Giáo sư khiêm tốn quá mất rồi.
Vừa nói, Chế Liễu vừa nắm lấy tay giáo sư Trọng. Cử chỉ và giọng nói của nàng lúc này có một hấp lực quyến rũ kinh hồn. Ông Trọng cười ha hả nói:
– Cô cũng không nên chụp hình làm gì.
Chế Liễu kêu lên. Nàng đứng thật sát vô mình giáo sư Trọng:
– Đó là mục đích của tôi có mặt ở đây ngày hôm nay mà. Xin giáo sư cho phép tôi được chụp hình chứ. Tôi hứa sẽ không đưa bất cứ một hình ảnh nào ra trước công chúng, nếu chưa được phép của giáo sư.
Giáo sư Trọng vỗ nhe nhẹ vô lưng Chế Liễu thật thân mật. Hình như ông có vẻ đã bị cô nàng này thuyết phục rồi.
– Như vậy cũng được. Cô quả thực là một người yêu nghề.
– Xin cám ơn giáo sư.
Quay qua Bình và Yến, Chế Liễu hỏi:
– Chắc anh chị cũng tới đây lần đầu phải không?
Yến lắc đầu nói:
– Không, tôi theo ba tôi tới đây từ lâu rồi. Chỉ có anh Bình đây mới tới từ hôm qua thôi.
Chế Liễu nhìn qua Bình. Mắt cô ta bỗng mở lớn ngạc nhiên, sửng sốt một cách bất ngờ. Nàng hỏi, giọng nói hơn run run.
– Anh có được chiếc mề đay này hồi nào vậy?
Bình không trả lời thẳng vào câu hỏi mà chàng hỏi lại:
– Có gì lạ đặc biệt không chị?
Chế Liễu lôi trong ngực áo ra một chiếc mề đay bằng đất nung y như của Bình. Nàng đưa vô trước ngực chàng, bên cạnh chiếc mề đay của Bình. Chiếc mề day của Chế Liễu không khác chiếc mè đay của Bình một mảy may nào. Tuy nhiên, chỉ không có hình con bò cạp như của chàng mà thôi. Còn tất cả nét khắc phong cảnh trên tấm mề đay đều giống nhau như cùng đúùc một khuôn vậy.
Giáo sư Trọng kêu lên:
– Thật là lạ. Đây là tấm mề đay mấy chục năm về trước. Ông bạn tôi được một ông già người Chàm tặng. Ông ta nói; trên đời này chỉ có 2 cái. Nhưng cái kia đã tuyệt tích cả trăm năm nay. Vậy mà bây giờ lại xuất hiện ở đây một tấm khác như thế này. Nhưng không hiểu sao trong tấm mề đay của cô Chế Liễu lại thiếu đi hình con bò cạp vậy?
Mặt Chế Liễu biến đổi khác thường. Nàng thở hổn hển hỏi:
– Thưa có phải ông già đó cũng họ Chế hay không?
Giáo sư Trọng suy nghĩ một lát nói:
– Tôi cũng không nhớ. Hình như vậy thì phải.
Chế Liễu nói:
– Không lý là như vậy. Mà sao lại có thể đem vật này tặng cho người khác được?
Giáo sư Trọng hỏi:
– Bộ cô cũng biết ông ấy hay sao. Hồi đó tôi và ba của cậu Bình đây còn trong quân đội. Qua một trận đánh kinh hồn, chúng tôi cứu được ông già đó trong lửa đạn. Nhưng vì vết thương quá nặng nên ông ta chết trên tay ba của cậu Bình này. Trước khi tắc thở, ông ta tặng cái mề đay này cho cha của cậu Bình đó.
Chế Liễu thở dài, nói:
– Thì ra là thế.
Bình nói:
– Trước khi qua đây. Mẹ tôi mới trao mề đay này cho tôi. Bảo là có thể mang lại may mắn cho tôi.
Chế Liễu gật đầu thực nhanh nói:
– Phải…..phải, mề đay này là một sự may mắn vô biên.
Chế Liễu nói xong, đút chiếc mề đay của nàng vào trong ngực áo.
Yến nhìn Bình nói:
– Anh nói mề đay có con bò cạp đen này có thể mang lại may mắn cho anh. Nhưng anh cũng phải hiểu rằng; loài bò cạp này mà trích ai thì vô phương cứu chữa.
Bình đưa tay lên sờ cổ, rồi tát yêu vô má Yến. Chàng rùng mình, nói:
– Em nhát anh từ hôm qua tới hôm nay hơi nhiều rồi đó nhe.
Yến cười khúc khích, níu lấy tay Bình, ngả đầu vô vai chàng âu yếm. Những mong đợi người yêu từ bấy lâu nay ấp ủ trong lòng bây giờ không còn cần dấu diếm nữa.
Trong khi đó giáo sư Trọng đang sửa soạn cho mở cửa.
Chế Liễu bỗng nói lớn:
– Khoan đã, xin để cho tôi chụp ít hình trước khi quí vị mở cửa tiến vô trong phần mộ.
Ánh sáng máy hình lóe lên nhiều lần. Mọi người xúm vô kê vai cố đẩy cửa. Cánh cửa nhích ra từng chút một. Tiếng kọt kẹt vang lên. Cả phòng im phăng phắc. Mọi người hồi hộp. Bình nghe thấy cả hơi thở của người bên cạnh. Cánh cửa mở rộng. Bên trong là một đường hầm sâu hun hút, tối đen. Ánh đèn pin rọi vô bên trong nhưng bóng tối mênh mông. Con đường hầm thực nhỏ, chỉ còn đủ chỗ cho một người đi qua. Có tiếng của một người phu đào mộ vang lên từ phía bên trái cánh cửa:
– Bên đây cũng có một cánh cửa nữa.
Giáo sư Trọng lên tiếng:
– Nếu vậy, phải quan sát kỹ căn phòng này đã. Xem có bao nhiêu lối đi.
Mọi người tỏa ra khắp phòng xem xét. Lại có tiếng một người khác:
– Đây cũng có một cánh cửa nữa.
Giáo sư Trọng lại lên tiếng:
– Nếu vậy chúng ta phải ngừng ở đây để quan sát kỹ hơn nữa mới được.
Bình nói:
– Thưa bác, còn cánh cửa đã mở rồi. Chúng ta có nên vô đó không?
– Phải, hôm nay hãy thử đi lối đó trước xem sao. Hãy để những dụng cụ nặng ở đây. Bình có thể đi trước với vài anh em. Nếu khám phá được điều gì hãy trở lại cho chúng tôi hay.
Bình hớn hở xông vô con đường hầm. Ánh đèn loáng thoáng. Mọi người tiến vô trong. Bình đi nhanh nên mấy người phu thụt lại phía sau. Đường hầm càng nhỏ lại. Trần thấp xuống. Bỗng chiếc nón trên đầu Bình đụng trần hầm rớt xuống đất. Đèn tắt. Bóng tối ập xuống thật nhanh. Bình mò mẫm và chàng bỗng rớt xuống một căn hầm thật lạnh. Chàng hốt hoảng la lên:
– Á….. cứu tôi, cứu tôi với.
Bình cố lồm cồm bò dậy, chàng mò mẫm chung quanh. Cái hố này không lớn lắm, nó như một cái giếng cạn. Rêu phong mọc nhớt nhợt chung quanh vách đất.
Mấy người phu đào mộ đi phía sau bước tới. Có lẽ họ nghe tiếng kêu cứu của Bình nên rọi đèn pin xuống chỗ Bình vừa té. Có tiếng nói:
– Cậu có sao không, chờ một chút. Chúng tôi trở lại căn phòng lấy dây kéo cậu lên ngay.
Bình rên rỉ:
– Tôi không sao, nhưng ở dưới này lạnh kinh hồn.
Ánh đèn tiếp tục rọi xuống chân Bình. Bình thụt lùi lại vì ngay dưới chân chàng một cặp rắn ngóc đầu lên. Bình la lớn:
– Có rắn…. Có rắn.
Tiếng giáo sư Trọng vọng xuống:
– Hãy nắm lấy sợi dây để họ kéo cháu lên mau.
Sợi dây lòng thòng trước mặt Bình. Chàng vội vàng nắm sợi dây đu mình lên thì cặp rắn cũng vừa bò tới chỗ Bình vừa đứng. Đuốc được mang tới nhiều hơn. Đường hầm sáng hẳn lên. Cảnh tượng nơi Bình vừa té xuống trông thật kinh hoàng. Rắn rết ngổn ngang. Bình leo lên tới miệng hầm. Chiếc vòng trên tay Bình máng vào một cục đá, tuột ra và rớt xuống hầm. Mấy con rắn gần đó chạy toán loạn. Có tiếng một người phu la lớn.
– A… đàn rắn kỵ chiếc vòng này anh em ơi.
Bình được kéo lên khỏi miệng hầm. Không khí ở đây ẩm thấp và lạnh lẽo như vậy mà Bình toát mồ hôi hột. Chàng tưởng tượng tới bầy rắn dưới cái hầm này mà cuốn lấy chàng thì khủng khiếp tới chừng nào.
Mọi người cùng nhau trở ra. Con đường hầm này tới đây là hết lối. Nó cố tình dắt người ta tới cái hầm rắn này mà thôi. Khi Bình ra tới phòng bên ngoài. Yến ôm lấy chàng rối rít hỏi:
– Anh có sao không ?
Bình vẫn còn sợ,ï nhưng cũng cố lấy bình tĩnh trả lời:
– Không, chỉ hơi sây sướt một chút síu thôi.
Ngay lúc ấy, giáo sư Trọng cũng đi ra khỏi đường hầm. Khi nghe tin Bình bị rớt xuống hố. Ông đã vội vã cùng một nhóm công nhân đem dây đi cứu Bình. Đem được chàng lên rồi. Ông ở lại quan sát chiết cạm bẫy và một lúc sau mới trở ra.
Bây giờ mọi ngươiø lại tập trung ở căn phòng này. Tiếng cười nói thật ồn ào cả căn phòng.
Giáo sư Trọng trao cho Bình chiếc vòng sắt trạm hình rồng của chàng Và nói:.
– Cháu may mắn có chiếc vòng này. Nếu không đàn rắn kia không để cháu yên thân như vậy đâu.
Yến hỏi:
– Làm sao anh lại té xuống căn hầm đó được.
Bình nói:
– Căn hầm tự nhiên thấp hẳn xuống. Anh đụng đầu làm rớt chiếc nón. Vừa bước tới thì té xuống hầm.
Giáo sư Trọng gật đầu.
– Bác đã coi kỹ rồi, đó là những cái bẫy để phòng ngừa kẻ lạ vô trộm bảo vật trong cổ mộ. Cánh cửa thứ nhì cũng đã được mở ra, và cuối con đường hầm đó cũng chỉ là một cái hầm đầy rắn thôi.
Bình hỏi:
– Còn cánh cửa thứ ba thì sao hở bác.
Giáo sư Trọng nói:
– Chưa mở được. Có lẽ phải chờ mấy ngày nữa. Chúng ta mướn thêm người tới đây mới đủ sức mở cánh cửa này. Hôm nay chúng ta mệt mỏi quá rồi
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Chiếc vòng sắt trạm hình rồng |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện sex ngắn |
Phân loại | Truyện ma |
Ngày cập nhật | 07/07/2016 13:34 (GMT+7) |